Làm thế nào để cơ hội thăng tiến không vuột khỏi tầm tay?

Một câu chào hỏi nhanh gọn, đại loại như “Xin chào! Cuối tuần có vui không?” là một khởi đầu tốt và giúp bạn hòa nhập với đồng nghiệp.

1
“Mọi người phải biết mình là một nhân viên mẫu mực chứ…”
Việc bạn là một nhân viên gương mẫu không đồng nghĩa với việc bạn sẽ nhận được những phần thưởng thích đáng. Nên thường xuyên nhắc cho mọi người biết điều này. Bằng cách nào ư? Gần đây bạn được nhiều người biết đến vì đã hoàn thành xuất sắc một nhiệm vụ nào đó? Hãy chủ động tìm cách thể hiện cho cấp trên của bạn biết được là bạn đã thành công, ví dụ thông qua bản tin của công ty. Hoặc khéo léo hơn, hãy đánh dấu cho thành tựu của bạn bằng việc mua một cái khăn choàng cổ, hoa cài áo hay một cái cà vạt. Để mỗi khi có ai đó (hay nhất là sếp của bạn) khen ngợi hay nhận xét về chúng, hãy mỉm cười một cách ý nhị và nói cho họ biết là bạn đã mua chúng trong dịp nào.
2

“Cấp trên phải hiểu là mình muốn thăng chức chứ…”
Điều này sẽ xảy ra nếu như sếp của bạn thuộc tuýp người có thể đọc được suy nghĩ của người khác. Tuy nhiên, phần lớn các sếp đều rất bận rộn và không có nhiều thời gian để ý đến bạn. Vì vậy bạn nên chủ động tìm một cơ hội tốt nhất để trình bày mong muốn của mình. Nếu có thể, bạn nên xin được gặp trực tiếp sếp và trình bày cụ thể những mục tiêu của bạn. Hãy cố gắng để thuyết phục sếp cũng như để nhận được sự ủng hộ từ họ. Bạn có thể kết thúc cuộc trao đổi bằng những câu đại loại như: “Với mục tiêu và kế hoạch đặt ra, em/tôi hy vọng nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ của anh/chị…” Câu nói đó rất quan trọng vì nó làm cho cấp trên của bạn hài lòng về những ý tưởng và sự đóng góp của bạn dành cho công ty.
3
“Nhân sự là kênh duy nhất thông báo cho bạn biết là trong nội bộ công ty có vị trí nào còn bỏ ngỏ hay không…”
Điều này không hoàn toàn chính xác vì thực tế bạn có thể thu thập được rất nhiều điều từ những nguồn tin “hành lang”. Tuy nhiên, cũng nên tránh những mẫu tin “quá hành lang” và chỉ mang tính tán gẫu. Nên dành chút thời gian cho những câu chào hỏi xã giao và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với các đồng nghiệp ở những bộ phận khác. Họ có thể cung cấp thông tin cho bạn về những vị trí cần tuyển trong từng bộ phận. Một câu chào hỏi nhanh gọn, đại loại như “Xin chào! Cuối tuần có vui không?” là một khởi đầu tốt và giúp bạn hòa nhập với đồng nghiệp.
4
“Hòa nhã và hợp tác với với các trưởng phòng khác sẽ làm sếp của tôi khó chịu…”
Điều này có thể đúng (nếu sếp của bạn xem bạn là “bảo vật” của ông ta) và có thể sai (nếu sếp không quan tâm lắm đến bạn). Bạn nên tìm cách thiết lập mối quan hệ với bộ phận mà bạn mong muốn được làm việc. Thể hiện sự quan tâm của bạn đến phòng ban đó (với một chừng mực vừa phải), đồng thời thể hiện cho mọi người biết được là bạn mong muốn được học hỏi nhiều hơn nữa và luôn sẵn lòng trợ giúp cho bộ phận đó. Hãy nhớ rằng việc hỗ trợ này không gây ảnh hưởng đến công việc hiện tại của bạn, nếu không thì bạn sẽ phải nhận được không những sự khó chịu mà còn là sự tức giận từ sếp trực tiếp nữa. Và ngay sau khi biết được là có vị trí cần tuyển trong bộ phận đó, bạn có thể tiến hành tìm hiểu xem khi nào thì qui trình phỏng vấn xét tuyển bắt đầu.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *